Bài 1
Quan sát hình ảnh rồi trả lời câu hỏi.
a) Trên tờ lịch ghi thứ mấy, ngày bao nhiêu?
b) Hà vẽ xong bức tranh tặng mẹ lúc mấy giờ?
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ hình ảnh rồi trả lời các câu hỏi của bài toán.
Lời giải chi tiết:
a) Trên tờ lịch ghi thứ tư, ngày 20 tháng 10 năm 2021.
b) Hà vẽ xong bức tranh tặng mẹ lúc 8 giờ.
Bài 2
Đo độ dài
a) Cánh tay em:
.?. cm
khoảng .?. dm
b) Bàn chân em:
.?. cm
khoảng .?. dm
Phương pháp giải:
Dùng thước đo độ dài để đo độ dài cánh tay em và bàn chân em.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ mẫu:
a) Cánh tay em:
42 cm
khoảng 4 dm
b) Bàn chân em:
18 cm
khoảng 2 dm
Bài 3
Tìm nhà cho Sóc.
Nhà của Sóc có đặc điểm:
• Cửa ra vào hình chữ nhật.
• Không có dạng khối lập phương.
Nhà của Sóc là nhà thứ ?. (từ trái sang phải).
Phương pháp giải:
- Nhớ lại hình dạng của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Nêu ra đặc điểm của cửa ra vào và hình dạng của mỗi ngôi nhà.
- Tìm nhà cho Sóc dựa vào các đặc điểm đã cho.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm các ngôi nhà theo thứ tự từ trái sang phải:
- Nhà thứ nhất có cửa ra vào hình vuông và có dạng hình hộp chữ nhật.
- Nhà thứ hai có cửa ra vào hình chữ nhật và có dạng hình hộp chữ nhật.
- Nhà thứ ba có cửa ra vào hình chữ nhật và có dạng khối lập phương.
- Nhà thứ có cửa ra vào hình tam giác và có dạng hình hộp chữ nhật.
Mà nhà của Sóc có đặc điểm: Cửa ra vào hình chữ nhật và không có dạng khối lập phương.
Vậy: Nhà của Sóc là nhà thứ hai (từ trái sang phải).
Bài 4
Số?
Phương pháp giải:
Trên tia số, mỗi số (khác 0) lớn hơn các số bên trái và bé hơn các số bên phải nó.
Các số trên tia số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Lời giải chi tiết:
Bài 5
Tính:
73 + 5 45 – 22 70 + 20 – 40
36 + 23 89 – 6 96 – 36 + 20
Phương pháp giải:
Các phép tính ở cột 1 và cột 2 có thể đặt tính sao cho các chữ số ở cùng hàng đặt thẳng cột với nhau, sau đó cộng hoặc trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
Hai phép tính ở cột cuối ta tính lần lượt theo thứ tự từ trái sang phải:
Lời giải chi tiết:
Các phép tính ở cột 1 và cột 2 có thể đặt tính rồi tính như sau:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{73}\\{\,\,5}\end{array}}\\\hline{\,\,\,78}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{45}\\{22}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,23}\end{array}\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{36}\\{23}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,59}\end{array}\) \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{89}\\{\,\,6}\end{array}}\\\hline{\,\,\,83}\end{array}\)
70 + 20 – 40 = 90 – 40 = 50.
96 – 36 + 20 = 60 + 20 = 80.
Bài 6
Dưới đây là các thùng đựng sách quyên góp của các lớp 2A, 2B, 2C, 2D.
Tìm thùng đựng số sách quyên góp của mỗi lớp, biết rằng:
Số sách của lớp 2A là số liền sau của 39.
Số sách của lớp 2B là số liền trước của 39.
Số sách của lớp 2C là số khi đọc có tiếng “mốt”.
Phương pháp giải:
Số liền sau của một số hơn số đó 1 đơn vị.
Số liền trước của một số kém số đó 1 đơn vị.
Lời giải chi tiết:
• Số liền sau của 39 là 40. Do đó lớp 2A quyên góp được 40 quyển.
Vậy thùng đựng sách quyên góp của lớp 2A là thùng màu xanh lá cây.
• Số liền trước của 39 là 38. Do đó lớp 2B quyên góp được 38 quyển.
Vậy thùng đựng sách quyên góp của lớp 2B là thùng màu da cam.
• Số sách của lớp 2C là số khi đọc có tiếng “mốt”. Mà trong các số 38, 39, 40, 51 chỉ có số 51 khi đọc có tiếng mốt (số 51 đọc là năm mươi mốt).
Do đó lớp 2C quyên góp được 51 quyển.
Vậy thùng đựng sách quyên góp của lớp 2C là thùng màu đỏ.
• Thùng đựng sách quyên góp của lớp 2D là thùng còn lại, tức là thùng màu xanh da trời.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 7
Bà ngoại nuôi 37 con gà, trong đó có 6 con gà trống, còn lại là gà mái. Hỏi bà ngoại nuôi bao nhiêu con gà mái?
Trả lời: Bà ngoại nuôi .?. con gà mái.
Phương pháp giải:
Để tìm số con gà mái bà ngoại nuôi ta lấy tổng số con gà bà nuôi trừ đi số con gà trống.
Lời giải chi tiết:
Phép tính:
Trả lời: Bà ngoại nuôi 31 con gà mái.
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]