Câu 1
Đọc và làm bài tập: “Diện mạo mới của Ea Lâm”
1. Trước kia, đời sống của người dân Ea Lâm khó khăn như thế nào? Tìm các ý đúng:
A. Trụ sở xã và trường học được xây dựng sơ sài, đơn giản.
B. Người dân phải đi từ quốc lộ vào bản trên lối mòn tự mở.
C. Đất ruộng bị bỏ hoang vì thiếu nước, nhiều gia đình không đủ ăn.
D. Không có trụ sở điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
D. Không có trụ sở điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng.
Câu 2
Ngày nay, xã Ea Lâm đã thay đổi như thế nào? Tìm ý đúng:
A. Xã đã có trụ sở, điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng.
B. Người dân sống ấm no hơn, đời sống tinh thần phong phú hơn trước rất nhiều.
C. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân có đôi chút tiến bộ.
D. Xã có công trình thủy lợi, nước về tận ruộng, nhà nhà đầy lúa.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Lời giải chi tiết:
A. Xã đã có trụ sở, điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng.
D. Xã có công trình thủy lợi, nước về tận ruộng, nhà nhà đầy lúa.
Câu 3
Dấu ngoặc đơn trong câu đầu tiên của bài đọc có tác dụng gì? Tìm ý đúng:
A. Đánh dấu các ý trong đoạn văn liệt kê.
B. Đánh dấu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu bộ phận cần chú ý trong câu.
D. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
D. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
Câu 4
Tìm các phần mở đầu, nội dung chính và kết thúc của bài đọc.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Phần mở đầu: Đoạn đầu
- Nội dung chính: Từ trước kia... đến tận nhà.
- Kết thúc của bài: câu cuối
Câu 5
Chọn 1 trong 2 đề:
a, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về những thay đổi của xã Ea Lâm (trong bài đọc trên)
b, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện (bài báo, bài thơ) mà em đã học ở Bài 13.
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Học sinh có thể tham khảo đoạn văn sau:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được nhà thơ sáng tác vào năm 1958 khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. bài thơ là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đánh bắt cá vào lúc bình minh. Câu hát hòa cùng với gió khơi là muốn nói đến sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Thiên nhiên đang góp sức ủng hộ con người. Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, niềm vui lao động, sôi nổi hào hứng. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi có gió làm bánh lái vầng trăng khuyết trên trời cao đã trở thành cánh buồm. Gió và trăng đã trở thành hai bộ phận của con thuyền giúp sức cùng ngư dân đưa đoàn thuyền ra khơi. Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
Đặt con người trong cuộc tranh tài với thiên nhiên là nhà thơ khẳng định tầm vóc của con người có thể sánh ngang thiên nhiên. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần của nhân dân lao động lúc bấy giờ và cũng thể hiện rõ cảnh đẹp quê hương đất nước với nguồn tài nguyên phong phú. Tác giả với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động đã thể hiện được không khí sôi nổi, hào hùng của đất nước ta khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.