Phần I
Đọc và làm bài tập:
ĐÁNH TAM CÚC
Cả nhà vắng hết
Chỉ còn bé Giang
Bé đánh tam cúc
Với con mèo khoang.
Nắng hồng chín rực
Bỗng nhiên bay vào
Rung râu, chớp mắt
Mèo ta “ngoao ngoao”.
Đây là tướng ông
Chân đi hài đỏ
Đây là tướng bà
Tóc hiu hiu gió
Đây là con ngựa
Chân có bụi đường
Và đây quân sĩ
Thuộc làu văn chương...
- Quân này mày được
Quân này tao chui!
Mèo ta phổng mũi
“Ngoao ngoao” một hồi.
- Quân này mày chui
Quân này tao được!
Mèo bỗng dỏng tai
Mắt xanh như nước.
- À thôi... mày được!
Bé Giang dỗ dành
Mèo thè lưỡi đỏ
Liếm vào răng nanh.
Nắng dừng trước cửa
Lúc nào không hay
Đã nghe khói bếp
Nhà ai thơm bay.
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1:
Những chi tiết nào cho thấy trò chơi đánh tam cúc giữa bé Giang và con mèo khoang diễn ra giống như thật và rất vui.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết cho thấy trò chơi đánh tam cúc giữa bé Giang và con mèo khoang diễn ra giống như thật và rất vui là: Quân này màu được, quân này tao chui, mèo ta phồng mũi, bé Giang dỗ dành......
Câu 2
Tìm những hình ảnh cho thấy bé Giang rất giàu trí tưởng tượng
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh cho thấy bé Giang rất giàu trí tưởng tượng là: Đây là tướng ông, đây là con ngựa, chân có bụi đường, đây là tướng bà, tóc hiu hiu gió.
Câu 3
Biện pháp nhân hóa có tác dụng gì trong việc thể hiện những nội dung trên?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp nhân hóa có tác dụng làm sinh động trong việc thể hiện những nội dung trên.
Câu 4
Hình ảnh nắng và làn khói bếp tô điểm thêm cho bức tranh chơi tam cúc như thế nào?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh nắng và làn khói bếp tô điểm thêm cho bức tranh chơi tam cúc thật yên ả và chan hòa.