Viết
Câu 1:
Đề bài:
Đọc bài của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen và ghi lại những điều em muốn học tập.
Phương pháp giải:
Em tiến hành đọc bài của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen và ghi lại những điều em muốn học tập.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành đọc bài của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen và ghi lại những điều em muốn học tập.
Câu 2
Viết lại một đoạn trong bài của em theo cách hay hơn.
Phương pháp giải:
Em viết lại một đoạn trong bài của em theo cách hay hơn sau khi đã tìm ra được lỗi và những điều em muốn học tập.
Lời giải chi tiết:
Em viết lại một đoạn trong bài của em theo cách hay hơn sau khi đã tìm ra được lỗi và những điều em muốn học tập.
Đọc mở rộng
Câu 1:
Đề bài:
Đọc một câu chuyện về lòng biết ơn và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
PHIẾU ĐỌC SÁCH | ||
Tên câu chuyện: | Tác giả: | Ngày đọc: |
Nội dung chính: | ||
Điều làm em xúc động ở câu chuyện: | Bài học rút ra: | |
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Phương pháp giải:
Em tìm đọc câu chuyện qua sách báo, internet,... và hoàn thành phiếu đọc sách.
Lời giải chi tiết:
PHIẾU ĐỌC SÁCH | ||
Tên câu chuyện: Nhật ký trưởng thành của đứa trẻ ngoan – Làm một người biết ơn | Tác giả: Trương Cần | Ngày đọc: 05/03/3023 |
Nội dung chính: Xoay quanh chủ đề “Làm một người biết ơn!” bao gồm 20 câu chuyện thú vị giúp cho trẻ có cái nhìn đa chiều về mảnh ghép của cuộc sống, tố chất cấu thành lòng biết ơn và biện pháp thực hành như thế nào. | ||
Điều em xúc động ở câu chuyện: câu chuyện đã cho chúng ta rất nhiều bài học về lòng biết ơn. | Bài học rút ra: Cần phải biết ơn những người đã bỏ qua cho mình, những người giúp đỡ mình, nhất là người luôn yêu thương, gần gũi và chăm sóc chúng ta hàng ngày. | |
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Câu 2
Ghi lại nội dung chính và những điều em thấy xúc động trong câu chuyện mà bạn đã chia sẻ.
Phương pháp giải:
Em tiến hành ghi lại nội dung chính và những điều em thấy xúc động trong câu chuyện mà bạn đã chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành ghi lại nội dung chính và những điều em thấy xúc động trong câu chuyện mà bạn đã chia sẻ.
Vận dụng
Chia sẻ với người thân câu chuyện về lòng biết ơn mà em đã đọc. Ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của người thân về câu chuyện đó.
Phương pháp giải:
Em tiến hành chia sẻ với người thân câu chuyện về lòng biết ơn mà em đã đọc. Ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của người thân về câu chuyện đó.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành chia sẻ với người thân câu chuyện về lòng biết ơn mà em đã đọc. Ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của người thân về câu chuyện đó.
Những điều em thấy xúc động: Cuốn sách “Làm một người biết ơn” là một trong mười chủ đề, bao gồm 20 câu chuyện thú vị, giúp chúng ta nhận thức được nhiều bài học quý giá:
- Cần phải biết ơn những người đã bỏ qua, không tính toán những sai lầm của chúng ta, vì họ đã cho chúng ta cơ hội được làm lại từ đầu.
- Bài học từ một danh nhân nổi tiếng mang tấm lòng biết ơn lớn lao đối với cô giáo của mình, còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã có hành động gì để báo đáp thầy cô của mình, người mà ngày đêm không quản ngại vất vả dạy dỗ chúng ta nên người hay chưa?
- Chúng ta cần phải biết cảm ơn người đã giúp đỡ chúng ta, nhất là người luôn yêu thương, gần gũi và chăm sóc chúng ta hàng ngày.
- Khi được nhận sự giúp đỡ từ người khác chúng ta nên cảm ơn họ, không được tham lam vô độ.
- Sự giúp đỡ của người khác không phải là điều hiển nhiên, mà chỉ có lòng biết ơn mới đền đáp được sự giúp đỡ đó.
- Khi chúng ta mang theo lòng biết ơn để làm việc gì đó, dù là việc nhỏ đến đâu đi nữa thì cuối cùng cũng sẽ được tích tụ thành một nguồn sức mạnh to lớn.
- Lời phê bình không hề đáng sợ, điều đáng sợ là chúng ta nhìn nhận lời phê bình đó như thế nào? Chúng ta dùng tấm lòng cảm ơn để đón nhận lời phê bình, thì ta sẽ phát hiện ra rằng những lời phê bình ấy chính là dưỡng chất tốt nhất trên con đường trưởng thành của mình.
- Đừng quên cảm ơn người ngay cạnh chúng ta.
- Hãy thể hiện lòng biết ơn bằng hành động thiết thực.
- Luôn thể hiện thái độ hiếu kính, cảm tạ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ. Là đứa trẻ ngoan chúng ta phải biết đền đáp, báo hiếu công ơn chăm sóc dưỡng dục của thầy cô, của bố mẹ.
- Trong cuộc sống cần lắm những trái tim biết ơn và lương thiện.
- Dù chúng ta có thất bại ở lĩnh vực nào đó thì cuộc sống vẫn còn có rất nhiều điều tốt đẹp.
- Làm người nhất định phải giữ chữ tín. Khi ta nhận được sự giúp đỡ từ người khác thì nhất định ta phải báo đáp lại. Khi ta giúp đỡ người khác không cần báo đáp thì sẽ luôn được nhận lại nhiều hơn thế nữa.
- Điều quan trọng hơn lòng biết ơn đó là lòng tốt không phân địa điểm, thời gian. Chỉ có người có lòng biết ơn mới có thể lan tỏa lòng biết ơn cho nhiều người.
- Chúng ta phải biết ơn và quý trọng những người bạn tốt với ta trong cuộc đời này.
- Cảm ơn những tháng ngày nghèo khó, cảm ơn những tấm lòng và sự quan tâm chân thành đã dành cho chúng ta.
Xoay quanh chủ đề “Làm một người biết ơn!” Đã giúp cho trẻ có cái nhìn đa chiều về mảnh ghép của cuộc sống, tố chất cấu thành lòng biết ơn và biện pháp thực hành như thế nào?