Đề bài
Cảm nhận của em về ông Tô Hiến Thành khi đọc bài "Một người chính trực"
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Con viết bài cảm nhận về bài văn theo dàn bài như sau:
A. Mở bài: Giới thiệu về bài văn (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, viết về điều gì,...)
B. Thân bài: Cảm nhận về bài văn trên phương diện nội dung, nghệ thuật qua đó làm nổi bật thông điểm ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.
Nội dung: Ca ngợi sự thanh liêm, chính trực, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành - một vị quan chính trực thời xưa.
C. Kết bài: Cảm nhận của em về bài văn
Lời giải chi tiết
Tô Hiến Thành là một vị quan to, đứng đầu triều, như một Tể tướng của triều Lý. Ông rất tài giỏi, quyền uy nghiêng nước, nhưng rất chính trực, liêm khiết.
Vua Lý Anh Tông băng hà, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò Thái tử Long Cán lên kế vị. Ông đã đạt chữ "trung" với vua lên hàng đầu. Một bà Thái hậu khác muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, đã đem nhiều vàng ngọc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ, nhưng ông nhất quyết không nghe. Hành động ấy của vị đại quan này vừa liêm khiết, vừa chính trực. Thật đáng kính phục !
Việc thứ hai càng cho thấy Tô Hiến Thành là một con người rất chính trực và chí công vô tư. Sau 4 năm phò vua Lý Cao Tông, ông bị ốm nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường đã săn sóc ông, hầu hạ suốt đêm ngày bên giường bệnh. Nhưng khi vua hỏi ai sẽ là người thay thế ông, Tô Hiến Thành tiến cử quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Và khi Thái hậu ngạc nhiên hỏi, thì ông tâu: "Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì tôi xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, tôi xin cử Trần Trung Tá".
Không vì vàng ngọc mà để mất lòng trung, không vì tình riêng mà coi nhẹ việc nước, đó là lòng chính trực cúa Tô Hiến Thành. Vì thế khi ông qua đời, từ vua tới quan lại, từ hoàng tộc đến toàn dân, ai cũng kính phục, thương tiếc. Tên tuổi ông được sử sách lưu truyền.
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]