Câu 3
Câu 3: Ghép các tiếng sau thành từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen là: thân quen, thân thương, thân thiết, thân thuộc, quen thuộc, thiết tha.
Câu 4
Câu 4: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi □. Viết hoa chữ cái đầu câu.
Cò □ vạc □ diệc xám rủ nhau về đây làm tổ □ chúng gọi nhau □ trêu ghẹo nhau váng cả một vùng sông nước □
Theo Thảo Nguyên
b. Dùng từ ngữ khi nào, lúc nào, bao giờ đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:
• Buổi sáng, ông em thường ra sân tập thể dục.
• Mẹ gọi Nam dậy lúc 6 giờ.
• Tuần sau, lớp em thi văn nghệ.
M: - Sáng sớm, đường phố bắt đầu nhộn nhịp.
-> Khi nào đường phố bắt đầu nhộn nhịp?
-> Đường phố bắt đầu nhộn nhịp khi nào?
Phương pháp giải:
a. - Ba dấu vuông đầu tiên cần điền dấu để ngăn cách tên các con cò, vạc, diệc.
- Ô vuông thứ tư cần điền dấu để kết thúc câu.
- Ô vuông thứ năm cần điền dấu để ngăn cách các hành động gọi nhau và trêu ghẹo.
- Ô vuông thứ sáu cần điền dấu để kết thúc câu.
b. Em làm theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
a. Cò, vạc, diệc xám rủ nhau về đây làm tổ. Chúng gọi nhau, trêu ghẹo nhau váng cả một vùng sông nước.
Theo Thảo Nguyên
b.
• Buổi sáng, ông em thường ra sân tập thể dục.
-> Khi nào ông em thường ra sân tập thể dục?
-> Ông em thường ra sân tập thể dục lúc nào?
• Mẹ gọi Nam dậy lúc 6 giờ.
-> Mẹ gọi Nam dậy lúc nào?
• Tuần sau, lớp em thi văn nghệ.
-> Khi nào lớp em thi văn nghệ?
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]