TÔI Là mùa đầu cánh đồng Mẹ tôi sinh nở Là cơn gió của đại ngàn Cha...   Khi bị gọi nhầm tên, Tôi không nói gì. Khi ai đó nói rằng, tôi giống người họ đã gặp – Tôi bỏ đi. Khi cha tôi bảo, sự dữ dội của tôi khiến Người lo sợ

TÔI Là mùa đầu cánh đồng Mẹ tôi sinh nở Là cơn gió của đại ngàn Cha...   Khi bị gọi nhầm tên, Tôi không nói gì. Khi ai đó nói rằng, tôi giống người họ đã gặp – Tôi bỏ đi. Khi cha tôi bảo, sự dữ dội của tôi khiến Người lo sợ Tôi âm thầm khóc.   Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi “Hãy để con tự đi!” Độc mã Quyết làm những gì mình muốn Tôi tự viết truyện đời bằng suy cảm Và biến những ý nghĩ thành sự thật.   Bỗng một hôm Tôi đứng yên để một người buộc vào tôi dây cương và đi theo người ấy Đó là người tôi yêu Tôi đã nhìn mình qua gương khi khóc và khi cười, như người độc diễn Cuộc sống: sân khấu kịch phi lý Đời mình – vai bi hay vai hài, tôi không biết Tôi là tôi Một bản thể đầy mâu thuẫn!   Tôi đã nhìn mình trong gương cả khi khóc khi cười Bất cứ lúc nào trên sân khấu cuộc đời Tôi vẫn là diễn viên tồi Bởi tôi không bao giờ hoá trang để nhập vai người khác! 1.4.1998 (Nguồn: Vi Thuỳ Linh, Khát, NXB Phụ nữ, 2007) * Chú thích:Vi Thùy Linh sinh ngày 4/4/1980 tại Hà Nội, cử nhân Đại học Báo chí năm 2001. Tác phẩm của cô bao gồm: Khát (thơ, Nhà Xuất bản Hội nhà văn, 1999), Linh (thơ, NXB Thanh niên, 2000), Đồng tử (thơ, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2005). -Bài thơ “Tôi” của Vi Thùy Linh trích trong tập “Khát”- Nhà Xuất bản Hội nhà văn, năm 1999. Thực hiện các yêu cầu dưới đây: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu để nhận biết thể thơ đó. Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Câu 3. Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc của nhân vật tôi và cho biết ý nghĩa của sự thay đổi đó qua những dòng thơ sau: Khi bị gọi nhầm tên, Tôi không nói gì. Khi ai đó nói rằng, tôi giống người họ đã gặp – Tôi bỏ đi. Khi cha tôi bảo, sự dữ dội của tôi khiến Người lo sợ Tôi âm thầm khóc. Câu 4. Nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện qua những dòng thơ sau: “Hãy để con tự đi!” Độc mã Quyết làm những gì mình muốn Câu 5: Em hãy rút ra thông điệp ý nghĩa nhất với mình sau khi đọc bài thơ trên? Lí giải vì sao? Phần II: Viết: (16,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm) Từ nội dung bài thơ trên, em hãy viết bài văn nghị luận ngắn khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: Muốn sống có ý nghĩa, trước hết, phải sống có bản lĩnh. Câu 2. (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng : “Một nhà văn tài năng luôn để lại dấu ấn riêng trên từng trang viết. ” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Em hãy chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao và Tặng một vầng trăng sáng – Lâm Thanh Huyễn TẶNG MỘT VẦNG TRĂNG SÁNG Một vị thiền sư ẩn tu trong am tranh trên núi, một hôm nhân buổi tối đi dạo trong rừng, dưới ánh trăng vằng vằng, đột nhiên ngài ngộ ra trí tuệ của mình. Ngài vui mừng trở về nơi ở, nhìn thấy am tranh của mình bị kẻ cắp lục lọi, kẻ cắp tìm không ra của cải gì, lúc sắp sửa bỏ đi thì gặp thiền sư ở cổng. Thì ra, sợ kẻ trộm giật mình, thiền sư từ nãy đến giờ cứ đứng đợi ở cổng. Ngài chắc chắn kẻ trộm không tìm được bất cứ đồ đạc gì đáng giá, liền cởi chiếc áo ngoài của mình cầm sẵn trong tay. Kẻ cắp đang trong lúc kinh ngạc bối rối thì thiền sư nói: Từ đường rừng núi xa xôi, cậu đến thăm tôi, dù thế nào đi nữa cũng không thể để cậu ra về tay không! Đêm lạnh, cậu hãy mang theo chiếc áo này! Vừa nói, ngài vừa khoác chiếc áo lên người kẻ cắp. Hắn ta lúng túng không biết làm thế nào, cúi đầu chuồn thẳng. Nhìn theo bóng kẻ cắp đi dưới ánh trăng vằng vặc, rối mất hút trong rừng núi, thiền sư không khỏi cảm thương rồi khảng khái thốt lên: Hỡi con người đáng thương kia, ta chỉ mong được tặng cậu một vầng trăng sáng. Sau khi tiễn đưa kẻ cắp bằng mắt, thiền sư đi vào am tranh ngồi thiền, ngài nhìn trăng sáng ngoài cửa sổ rọi vào khoảng không trong nhà. Hôm sau, dưới sự vuốt ve dịu dàng, ấm áp của ánh trăng, từ trong buồng thiền sâu thẳm, ngài mở mắt ra nhìn thấy chiếc áo ngoài mà ngài đã khoác lên người kẻ cắp được gấp gọn gàng tử tế đặt ở cửa. Vô cùng sung sướng, thiền sư lẩm bẩm nói: Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng. (Tặng một vầng trăng sáng, Lâm Thanh Huyền, NXB Quân Đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr.7-8) * Chú thích: Tác giả: Lâm Thanh Huyền (1953-2019). Ông là nhà văn, nhà thơ có nhiều giải thưởng văn học. Đặc điểm trong văn của ông là sự dung hợp, lĩnh hội giữa tôn giáo và văn học. Ngôn ngữ trong sáng, giàu đẹp, kinh nghiệm sống phong phú, thấm nhuần tinh thần Phật Giáo với những triết lí nhân sinh sâu sắc.
Post Reply