Tìm luận điểm,lí lẽ, bằng chứng trong câu sau: -Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hoà, bên trong ngắm mưu gian trá, cứ đáo hào đắp luỹ, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà

Tìm luận điểm,lí lẽ, bằng chứng trong câu sau: -Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hoà, bên trong ngắm mưu gian trá, cứ đáo hào đắp luỹ, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân có nói: “Bụng dạ người khác ta lường đoán biết”, nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan.Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Huống nay phương bắc có giặc Đại Nguyên, phía nam lo nội loạn các xứ Tẩm Châu, một vùng Giang Tả còn không tự giữ xong, huống lại mưu đồ sang nước khác ư? Các ông không hiểu sự thế, bị người đánh thua, lại còn chực mượn cái oai Trương Phụ, thế là đấng đại trượng phu chăng? (…) Sự thế ngày nay, cho dẫu ngôi cao có đem quân cả nước sang chăng nữa, cũng chỉ thúc nhanh sự bại vong mà thôi, huống là Trương Phụ chỉ tự đến nộp mạng thì đâu có gì đáng nói! Xưa Hán Chiêu Liệt, chỉ là chi nhánh đời xa của họ Lưu, mà Khổng Minh làm cho đại nghiệp phục hưng được, huống hồ con cháu vua Trần, mệnh trời đã cho, lòng người đã theo, thì Ngô làm sao có thể cướp được! Vả kẻ hào kiệt ngày xưa, chưa gặp thời thì ẩn, thấy thời cơ thì trỗi dậy. Cho nên Y Doãn là người cày ruộng ở đồng Sằn, Thái Công là kẻ câu cá ở sông Vị, rồi sau một người thì làm vương tá, một người thì làm đế sư, đấy là người cao quý chăng? Là người bần tiện chăng? Còn như Mộ Dung nước Yên, Thạch Lặc nước Triệu, đó là người Trung Quốc chăng? Hay là người man rợ chăng? Ngẫm kĩ lời các ông nói, thật là lời nói của tiểu nhân man rợ chứ không phải là lời nói của người Trung Quốc vậy.
Đăng phản hồi