“Đấu tranh ngoại giao của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị để buộc Mỹ phải đương đầu .với một thế trận chiến tranh nhân dân toàn diện Việt Nam, trong đó ngoại giao là một mặt trận đấu tranh, một vũ khí tiến công sắc bén trên trường quốc tế. Thắng lợi của mặt trận quân sự trên các chiến trường, cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân miền Nam chống Mỹ - ngụy là nhân tố quyết định, hậu thuẫn cho đấu tranh và thương lượng ngoại giao... Đồng thời, đấu tranh ngoại giao đã giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động, thường xuyên phối hợp với hoạt động quân sự; vào những thời điểm khó khăn đã tạo điều kiện cải thiện tương quan lực lượng trên chiến trường và khi quân sự ở vào thế thắng đã chọn thời điểm thích hợp để đưa ra các đề nghị ngoại giao buộc đối phương phải xuống thang chiến tranh và đạt tới một giải pháp thông qua thương lượng để kết thúc chiến tranh"
(Trích Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000; NXB Chính trị quốc gia, 2005, Tr. 266).
a) Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam là thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định đến việc kí kết Hiệp định Pari.
b) Khác với kháng chiến chống Pháp, trong kháng chiến chống Mĩ ngay từ đầu đấu tranh ngoại giao đã trở thành một mặt trận chính thức.
c) Chiến thắng trên mặt trận quân sự và chính trị của nhân dân miền Nam là nhân tố quan trọng giúp đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao.
d) Ngoại giao chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, không có tác động lớn đến kết quả chiến tranh.
Xét tính đúng sai của các câu trên. Giải thích vì sao đúng, vì sao sai.