A. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN THƠ + VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬNĐỂ 1I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau:Lục bát cho quêCuối con sông cải là quêCuối con đường đất là về nhà taChị ta vẫn cái nón mêNhà ta bên gốc cây đaBàn chân lội giữa

A. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN THƠ + VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN

ĐỂ 1

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

Lục bát cho quê

Cuối con sông cải là quê

Cuối con đường đất là về nhà ta

Chị ta vẫn cái nón mê

Nhà ta bên gốc cây đa

Bàn chân lội giữa bộn bề nắng mưa

Bà ta bán nước đi xa lâu rồi

Vườn nhà rào giậu phên thưa

Ta về xào xạc ngày xưa vẫn còn

Gốc đa cái chỗ bà ngồi

Mẹ ra bán nước như hồi bà ta

Một trời hoa gạo tháng ba

Xóm làng bên núi bên non

Lời thưa tiếng gọi cử tròn nết quê

Ríu ran chùm năng sang hè

Đỏ như mắt nhớ người xa chưa

về Tiếng ai như gọi ta về gốc đa...

(Bình Nguyên, Trăng hẹn một lần thu, Nxb Văn

học, 2018, tr.62-63)

Thực hiện các yêu cầu/trả lời câu hỏi:

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2: Những người thân nào được nhân vật trữ tình nhắc tới trong bài thơ?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu thơ:

Một trời hoa gạo tháng ba

Đỏ như mắt nhớ người xa chưa về

Câu 4: Những câu thơ sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Xóm làng bên núi bên non Lời thưa tiếng gọi cử tròn nết quê

Câu 5: Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình ta bộc lộ trong bài thơ, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về nơi tìm về của con người (trình bày khoảng 5-7 dòng).

II. VIẾT

Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của ngôn từ trong bài thơ Lục bát cho quê của tác giả Bình Nguyên.

Post Reply