Đề bài: Xác định các phương thức biểu đạt được dùng trong ngữ liệu sau: Hà Nội không chỉ là quê hương của người Hà Nội mà có lẽ còn là quê hương của mỗi người Việt Nam dù sống nơi bản làng heo hút, nơi chốt mũi Cà Mau tận

Đề bài: Xác định các phương thức biểu đạt được dùng trong ngữ liệu sau: Hà Nội không chỉ là quê hương của người Hà Nội mà có lẽ còn là quê hương của mỗi người Việt Nam dù sống nơi bản làng heo hút, nơi chốt mũi Cà Mau tận cùng đất nước hay lưu lạc nơi chân trời góc biển xa xôi nào.   Khó có nơi nào có hai Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) và có nơi nào có mùa thu kỳ lạ đến mức huyển ảo như ở Hà Nội. Từ cái thời Hà Nội còn là tòa thành Đại La đến khi trở thành kinh đô Thăng Long và nay mang tên thành phố Trong sông, Hà Nội luôn luôn tỏa sáng, mà nếu chỉ dùng lý trí để phân tích thì không hiểu nổi, không lý giải dễ dàng như đi tìm một ẩn số của phương trình toán học. (...) Có người Hà Nội xa Hà Nội lâu ngày, vẫn còn nhớ tiếng chuông tàu điện leng keng khuya sớm, hơi ấm bắp ngô nướng trên chậu than đỏ hồng bập bùng nơi chân cột đèn một ngã tư đầu phố, nhớ đĩa rau luộc xanh rờn mềm mại đựng trong lòng đĩa sứ tráng men trắng tinh thanh khiết, ngọn rau muống chấm vào bát nước mắm giầm sấu chua, chua thanh một vị chua đầu hè gợi nhớ, một vị chua riêng biệt của Hà Nội xanh um những hàng cây xanh um những hàng cây tròn xoe, đẹp như tranh vẽ… Nhớ con đường Bờ Hồ, từ tháp Hòa Phong đến cửa đền Ngọc Sơn, mùa thu hoa cúc trắng ngần được trồng một cách lung linh, nhớ Nhà hát Lớn vào mùa kịch, chợt một ngày về gặp lại, Hà Nội hiện ra như một giấc mơ táo bạo mà bàng hoàng. (...) Xa lắc Thanh Xuân, gập ghềnh Bạch Mai, hun hút Thủ Lệ, tít tắp Nhật Tân, Quảng Bá… tất cả đã xích lại, san sát như nội thành, nhà cao đèn sáng, xe cộ rần rần. Chợ búa cũng đã khác xưa, người Hà Nội không chỉ được ăn con cá thu tươi nướng kẹp giữa hai thanh trẻ đã tái, đi tàu nhanh về, mỗi khúc phải buộc sợi lạt, kho trong cái nồi toàn nước chè tươi, tươi rói vị biển thơm hương khơi xa. Người Hà Nội không phải lúc nào cũng giàu và có thể chưa sang bằng người như ở những xứ xa xôi thừa tiền xanh tiền đỏ… Thế nhưng Hà Nội trong lòng người đi xa về vẫn là một Hà Nội bao dung, tân kỳ mà không lòe loẹt, hấp dẫn mà vẫn thanh lịch, tần tảo mà đầy vị tha, biết ăn chơi mà không hãnh tiến, hào phóng mà không rởm đời… Hà Nội đón những người con lưu lạc trở về bằng trái tim ân tình, vỗ về, an ủi mà không đòi hỏi tra vấn một nửa lời. Giọt nước mắt nào đã trào mà khi gặp lại Hà Nội của mình sau bấy năm đằng đẵng? Gặp lại món bánh cuốn Thanh Trì mỏng tang như tấm kính mờ, mát rượi trên đầu vị giác, gặp lại tấm áo phin nõn, hằn một màu hồng da thịt kín đáo, gặp lại cả tấm áo dài tha thướt như cánh bướm chao đảo cả giấc mơ chàng thư sinh trong Liêu Trai của họ Bồ văn sĩ... gặp lại đôi má hồng trên khuôn mặt phù dung duyên dáng, kín đáo mà hớp hồn kẻ tái hồi… (...) Hà Nội đã hàng vạn tuổi, có những con hồ của lịch sử, của tình yêu, kỷ niệm, hay nói đúng hơn, của Hà Nội, của lòng người Hà Nội, lòng người Việt Nam, dù người ấy ở bất cứ một nơi nào trên hành tinh này. Hà Nội vốn êm đềm, nay vần vũ hơn để bắt kịp với nếp sống toàn nhân loại, nhưng Hà Nội vẫn không thể mất đi sự trong trẻo, vẻ hồn nhiên, niềm bình yên của ngàn năm văn hiến, nghìn năm thanh lịch.
Ответить