Phần II. Trắc nghiệm đúng – saiCâu 5:Đọc đoạn tư liệu sau:“Tiền giấy chẳng qua chỉ là mảnh giấy vuông, phí tổn chỉ đáng năm ba đồng tiền, mà đem đổi lấy vật đáng 5 - 6 trăm đồng của người ta, cố nhiên không phải là cái đạo đúng

Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai

Câu 5:Đọc đoạn tư liệu sau:

“Tiền giấy chẳng qua chỉ là mảnh giấy vuông, phí tổn chỉ đáng năm ba đồng tiền, mà đem đổi lấy vật đáng 5 - 6 trăm đồng của người ta, cố nhiên không phải là cái đạo đúng mức.Vả lại, người có tiền giấy cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ làm giả mạo sinh ra không cùng, thực không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải của dân vậy. Quý Ly không xem xét kĩ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế, để cho tiền của hàng hoá thường vẫn lưu thông tức là sinh ra ứ đọng, khiến dân nghe thấy đã sợ, thêm mối xôn xao, thể có phải là chế độ bình trị đâu”.

(Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.112)

a) Tiền giấy “Thông bảo hội” mà Hồ Quý Ly ban hành dễ bị làm giả và khó cất giữ.

b) Đoạn trích phê phán việc thay tiền đồng bằng tiền giấy của Hồ Quý Ly.

c) Một trong những nhược điểm của việc sử dụng tiền giấy lúc bấy giờ là dễ bị làm giả.

d) Việc sử dụng tiền giấy thay tiền đồng không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế lúc bấy giờ.

Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái kêu quan mà trả lại đồ lễ. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả lại đồ lễ, trái luật bị phạt 80 trượng” (Điều 322).

“Phá trộm đê làm thiệt hại nhà cửa, lúa má của dân thì xử tội đồ hay tội lưu và bắt đền thiệt hại” (Điều 596).

(Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê) (Viện Sử học dịch), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.113 – 114, 190)

a) Điều 322 của bộ Quốc triều hình luật là một điều luật tiến bộ, đã bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội.

b) Điều 596 của bộ Quốc triều hình luật là một trong những điều luật quy định hình thức xử phạt của phạm nhân vi phạm trên lĩnh vực chính trị.

c) Với điều 596, ta có thể thấy rằng, bộ Quốc triều hình luật hướng tới bảo vệ những quyền lợi chân chính của nhân dân, nhất là nông dân.

d) Quốc triều hình luật là bộ luật tiêu biểu của quốc gia Đại Việt được ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông.

Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Nay quan gia còn trẻ thơ mà thiên tai xảy ra luôn, trẫm (tức Lê Nhân Tông) rất lo sợ. Mối hại ngày nay có thể là do gây bè cánh, tiến cử không công bằng, có thể vì cậy thế công thần nơi tiềm để cho vợ con chạy chọt nhờ vả nơi quyền thế, có thể do để bọn gia nô làm hại dân lành, hay thậm thụt ở các nhà quyền thế để xin khỏi tội,..”

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.372)

a. Đoạn trích phản ánh mối lo ngại của vua Lê Nhân Tông về thực trạng kinh tế, chính trị của quốc gia lúc bấy giờ

b. Theo vua Lê Nhân Tông, một trong những nguyên nhân khiến triều đình có nhiều biến động là do tình trạng phe cánh, bè phái trong nội bộ hệ thống quan lại

c. Dưới thời vua Lê Nhân Tông, thiên tai xảy ra liên tiếp là do triều đình không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân

d. Một bộ phận công thần dưới thời vua Lê Nhân Tông có nhiều biểu hiện của sự lộng quyền

Câu 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Năm 1471, nhằm tăng cường sự kiểm soát chỉ đạo của vua đối với các triều thần, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại, Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức quan đại thần có công nhưng không có học thức, thay vào đó bằng các văn quan được tuyển chọn qua thi cử nhằm hạn chế chia bè, kéo cánh trong triều đình, hạn chế sự thao túng quyền lực của các công thần. Việc ông trực tiếp quản lí các bộ đã hạn chế sự cồng kềnh, quan liêu của bộ máy hành chính”.

(Phan Huy Lê, Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 91)

a. Đoạn trích cung cấp thông tin về một số biện pháp cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực chính trị, quân sự

b. Một số quan lại đương chức nhưng không có học thức đã bị Lê Thánh Tông bãi bỏ, thay thế vào đó là những người được tuyển chọn qua hình thức khoa cử

c. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã thực hiện một số biện pháp thể hiện sự trọng dụng đặc biệt đối với bộ phận công thần trong triều

d. Những cải cách của Lê Thánh Tông năm 1471 đã khiến quyền lực được tập trung cao độ vào trong tay nhà vua

Publier la réponse