CAU HỎI ĐÚNG SAI  Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử, hợp thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam; văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa các giá trị văn hóa

CAU HỎI ĐÚNG SAI  Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử, hợp thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam; văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa các giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh em trên cùng lãnh thổ. Dù có khác nhau về ngôn ngữ, phân vùng địa lý, phong tục tập quán, kinh tế,…nhưng các dân tộc vẫn có sự thống nhất, chung nhau đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, yêu thương, gắn bó mật thiết với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr.100) a. Văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa văn hóa của tất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. b. Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam có sự khác biệt nhau hoàn toàn về ngôn ngữ, phong tục tập quán, hoạt động kinh tế. c. Mặc dù có sự khác biệt nhau về hoạt động kinh tế và trình độ phát triển, nhưng đời sống văn hóa, tinh thần của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam lại hoàn toàn tương đồng, thống nhất. d. Thống nhất trong đa dạng là một đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam hiện nay. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Bữa ăn truyền thống của người Kinh thường bao gồm cơm, rau, cá; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây (chè, vối,…). Ngoài ra, bữa ăn có thể được bổ sung các món ăn chế biến từ thịt gia súc, gia cầm. Người Kinh đã tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, đa dạng về cách chế biến và thưởng thức, mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền… Cư dân các dân tộc thiểu số chủ yếu ăn cơm với rau, cá. Hoạt động săn bắt và chăn nuôi có vai trò quan trọng trong đời sống, nhưng sản phẩm đem lại không đều và chủ yếu dành cho các bữa ăn cộng đồng, dịp lễ hội, cúng tế. Cách ăn và chế biến đồ ăn ít nhiều có sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.  (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.93 – 94) a. Nguồn lương thực chính của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam là lúa gạo. b. Thực đơn bữa ăn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam phong phú, đa dạng, bao gồm các sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt thủy sản. c. Cách thức chế biến đồ ăn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền và mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền. d. Theo phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, các món ăn từ thịt gia súc, gia cầm chỉ sử dụng trong các dịp lễ hội, cúng tế.
Publier la réponse