TỞ HOA(Nguyễn Tuân)Tại một công trường làm đường Tây Băc, 1966Tôi nhìn ra cái tàu lăn nghiên đá mặt đường mới.nhìn ra những kíp thợ xây dựng mở đường, nhìn ra một tổ ong của anh chị em làm đường vừa mang được ong chúa về. Cửa số buồng tôi

TỞ HOA

(Nguyễn Tuân)

Tại một công trường làm đường Tây Băc, 1966

Tôi nhìn ra cái tàu lăn nghiên đá mặt đường mới.

nhìn ra những kíp thợ xây dựng mở đường, nhìn ra một tổ ong của anh chị em làm đường vừa mang được ong chúa về. Cửa số buồng tôi viết, lúc nào cũng nhộn nhịp cánh tay người và những cảnh ong quen dần với tố mới. Ong bay trên trang số tay tôi. Ong tua tròn trên trang giấy chữ nhật trắng, như là tàu bay đảo nhiều vòng chờ lệnh hạ cánh xuống. Buồng bên có người bị ong đốt. Bởi vì người đó hoảng hốt vừa giết ong một cách không cần thiết, và ngưi thấy mùi máu, bọn ong cùng tổ liền xông tới đốt. Rồi ong cũng lăn ra chết, tinh hồn xuất theo luôn với nọc đốt. Con ong bé cũng như con voi to, vốn tính lành nhưng khiêu khích chúng thì chúng đánh lại ngay, dẫu rằng có phải lẩy bồn mạng ra mà trả lời. Anh cản bộ địa chất liền cho tôi mượn một số tạp chí khoa học có mấy trang về nuôi ong. Giờ tôi mới biết rằng đó là một thế giới đầy sinh thú. Đời sống con ong đề lại cho người đọc nó một bài học về kiên nhẫn, về cần lao, về tích lũy, chế tạo và sáng tạo. Người ta đã đánh dấu con ong, theo dõi nó, và thấy rằng cái giọt mật làm ra đó, là kết quả của 2.700.000 chuyến (bay) đi, đi từ tổ nó đến khắp các nơi có hoa quanh vùng. Và trong một nửa lít mật ong đóng chai, phân chất ra được 5 vạn thứ hoa. Tinh ra thành bước chân người thì tông cộng đường bay của con ong đó là 8.000.000 cây số.

Giữa rừng Tây Bắc đầy hoa, đầy bướm, đầy ong, cái tôi thấy say say trong chính mình là dầu không được một chuyến đi bằng một đời ong, mình cũng là một con sinh vật đang nung một thứ mật gì. Sự tích lãy ở mình cũng ngày ngày có giọt ra mà phần nào đem thơm thảo vào sự sống. Đối hoa xuân lắng ong mật mà thêm ngẩm tới đàn bướm tốt mã chấp chới bay, lộng lẫy những sắc phần của sáo ngữ ồn ào. Bướm phù phiếm cũng bay vào hoa, nhưng cặp cánh hào nhoáng cũng chăng đê lại gì. Từ ngày có lịch sư tiên hóa của loài người, chưa ai dám nói đên mât bướm.

Người ta hay nhắc đến mang nặng đẻ đau. Có những quả trình không phai hoài thai, không đẻ gì (theo nghĩa hẹp và theo nghĩa đen sinh học) nhưng rât khó đau và nặng nhọc đeo bòng. Ngọc trai nguyên chi là một hạt cát, một hạt bụi biến xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi ron bế lên vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước rãi bọc lấy cải hạt buốt sắc. Có những cơ thế trai đã chết ngay vì hạt cát lừ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vi trai chêt nên cát bụi kia vân chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trăn ánh ngời (...)

(Báo Văn Nghệ số

143 Tết Bính Ngọ 1966)

Post Reply