Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố... Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất... Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh... Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng... (Theo “Những câu chuyện về người thầy” NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2004) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 6 (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm). Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? A. Nghị luận. B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Tự sự kết hợp miêu tả. Câu 2. Đoạn trích là lời của ai nói với ai? A. Thầy giáo nói với chính mình. B. Phụ huynh tự nói với chính mình. C. Thầy giáo nói với học sinh D. Phụ huynh nói với thầy giáo Câu 3. Trong câu: “Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng”, từ “dạy” thuộc từ loại gì? A. Danh từ. B. Tính từ. C. Động từ. D. Số từ. Câu 4. Các đoạn văn trong đoạn trích có điểm gì giống nhau? A.    Đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu” những bài học trong cuộc sống. B.     Đều bàn về công việc con phải làm ở nhà.      C.  Đều dạy con không tham lam.      D.Đều bàn về dạy con tính trung thực   Câu 5. Từ nào đồng nghĩa với từ gian lận? A. Giả dối. B. Thật thà. C. Thẳng thắn. D. Trung thực. Câu 6. Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn trích có tác dụng gì? A. Nhàm chán, chẳng có ý nghĩa gì. B. Giúp văn bản dài hơn. C. Nhấn mạnh điều người viết mong muốn. D. Làm cho văn bản lủng củng, khó hiểu. Câu 7 (1.0 điểm). Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố....”? Câu 8 (1.0 điểm). Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản trên là gì? Câu 9 (1.0 điểm). Từ câu nói: “Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn”, em rút ra được bài học gì? PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng : Cuộc sống chỉ cần gia đình, không cần bạn bè. Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm của em về ý kiến trên.   -----Hết----
Post Reply