Lý thuyết Những hằng đẳng thức đáng nhớ SGK Toán 8 - Cùng khám phá

2024-09-14 08:33:57

1. Hằng đẳng thức

Cho hai biểu thức đại số A và B có cùng các biến. Nếu giá trị của A và giá trị của B luôn bằng nhau tại mọi giá trị của các biến thì ta có một hằng đẳng thức A = B(hay đồng nhất thức)

Ví dụ: a+b=b+a;a(a+2)=a2+2a là những hằng đẳng thức.

a21=3a;a(a1)=2a không phải là những hằng đẳng thức.

2. Những hằng đẳng thức đáng nhớ

+ Bình phương của một tổng 

(A+B)2=A2+2AB+B2

Ví dụ: 1012=(100+1)2=1002+2.100.1+12=10201

+ Bình phương của một hiệu 

(AB)2=A22AB+B2

Ví dụ: 992=(1001)2=10022.100.1+12=9801

+ Hiệu hai bình phương  

A2B2=(AB)(A+B)

Ví dụ: 1012992=(10199)(101+99)=2.200=400

+ Lập phương của một tổng  

(A+B)3=A3+3A2B+3AB2+B3

Ví dụ: (x+3)3=x3+3x2.3+3x.32+33=x3+9x2+27x+27

+ Lập phương của một hiệu 

(AB)3=A33A2B+3AB2B3

Ví dụ: (x3)3=x33x2.3+3x.3233=x39x2+27x27

+ Tổng hai lập phương 

A3+B3=(A+B)(A2AB+B2)

Ví dụ: x3+8=x3+23=(x+2)(x22x+4)

+ Hiệu hai lập phương 

A3B3=(AB)(A2+AB+B2)

Ví dụ: x38=(x2)(x2+2x+4)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"