Giải bài 25 trang 42 sách bài tập toán 10 - Cánh diều

2024-09-14 10:37:25

Đề bài

Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) A: “Lần thứ hai xuất hiện mặt 5 chấm”

b) B: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo bằng 7”

c) C: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo chia hết cho 3”

d) D: “Số chấm xuất hiện lần thứ nhất là số nguyên tố”

e) E: “Số chấm xuất hiện lần thứ nhất nhỏ hơn số chấm xuất hiện lần thứ hai”

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu \(P\left( A \right)\) được xác định bởi công thức: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\), trong đó \(n\left( A \right)\) và \(n\left( \Omega  \right)\) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và \(\Omega \)

Lời giải chi tiết

Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp \( \Rightarrow \Omega  = \{ (x;y)|1 \le x;y \le 6\}  \Rightarrow n\left( \Omega  \right) = 6.6 = 36\)

a) A: “Lần thứ hai xuất hiện mặt 5 chấm” \(A = \left\{ {\left( {x;5} \right)|x = 1;2;3;4;5;6} \right\}\)\( \Rightarrow n\left( A \right) = 6.1 = 6\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\)

b) B: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo bằng 7\(A = \left\{ {\left( {1;6} \right);\left( {6;1} \right);\left( {2;5} \right);\left( {5;2} \right);\left( {3;4} \right);\left( {4;3} \right)} \right\}\)\( \Rightarrow n\left( A \right) = \left( {1 + 1 + 1} \right).2 = 6\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\)

c) C: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo chia hết cho 3” \(A = \left\{ {\left( {1;2} \right);\left( {2;1} \right);\left( {1;5} \right);\left( {5;1} \right);\left( {2;4} \right);\left( {4;2} \right);\left( {3;3} \right);\left( {3;6} \right);\left( {6;3} \right);\left( {4;5} \right);\left( {5;4} \right);\left( {6;6} \right)} \right\}\)\( \Rightarrow n\left( A \right) = \left( 5 \right).2 + 1 + 1 = 12\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{12}}{{36}} = \frac{1}{3}\)

d) D: “Số chấm xuất hiện lần thứ nhất là số nguyên tố” \(A = \left\{ \begin{array}{l}\left( {1;2} \right);\left( {2;2} \right);\left( {2;3} \right);\left( {2;4} \right);\left( {2;5} \right);\left( {2;6} \right);\\\left( {3;1} \right);\left( {3;2} \right);\left( {3;3} \right);\left( {3;4} \right);\left( {3;5} \right);\left( {3;6} \right);\\\left( {5;1} \right);\left( {5;2} \right);\left( {5;3} \right);\left( {5;4} \right);\left( {5;5} \right);\left( {5;6} \right);\end{array} \right\}\)\( \Rightarrow n\left( A \right) = 18\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{18}}{{36}} = \frac{1}{2}\)

e) E: “Số chấm xuất hiện lần thứ nhất nhỏ hơn số chấm xuất hiện lần thứ hai” \(A = \left\{ \begin{array}{l}\left( {1;2} \right);\left( {1;3} \right);\left( {1;4} \right);\left( {1;5} \right);\left( {1;6} \right);\left( {2;3} \right);\left( {2;4} \right);\left( {2;5} \right);\left( {2;6} \right);\\\left( {3;4} \right);\left( {3;5} \right);\left( {3;6} \right);\left( {4;5} \right);\left( {4;6} \right);\left( {5;6} \right)\end{array} \right\}\)\( \Rightarrow n\left( A \right) = 15\)

\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{15}}{{36}} = \frac{5}{{12}}\)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"