Đề thi vào 10 môn Toán Tiền Giang năm 2021

2024-09-14 18:45:49

Đề bài

Bài I (1,5 điểm):

1) Rút gọn biểu thức: A=(2+3)23.

2) Cho biểu thức: B=1x+2+1x2+xx4 với x0x4

a) Rút gọn biểu thức B;

b) Tìm tất cả các giá trị của x để B<1.

Bài II (2,5 điểm):

1) Giải các phương trình và hệ phương trình sau:

a) x23x+2=0

b) {2x+y=53xy=5

c)x48x29=0  (1)

2) Viết phương trình đường thẳng (d) có hệ số góc là 2 và đi qua điểm M(1;3)

Bài III (1,5 điểm):

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho parabol (P):y=2x2.

a) Vẽ đồ thị parabol (P).

b) Bằng phép tính, tìm tất cả những điểm thuộc parabol (P) (khác gốc tọa độ O) có tung độ gấp hai lần hoành độ.

Bài IV (1,5 điểm):

Quãng đường AB dài 150km. Một xe tải khởi hành đi từ A đến B, cùng lúc đó một ô tô cũng đi trên quãng đường từ A đến B với vận tốc lớn hơn vận tốc xe tải là 5km/h, nên ô tô đến B sớm hơn xe tải là 20 phút. Tính vận tốc xe tải.

Bài V (3,0 điểm):

1) Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=3cmAC=4cm. Tính độ dài cạnh CB và giá trị của tanC.

Vậy BC=5cmtanC=34.

2) Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB=2R. Lấy điểm C thuộc nửa đường tròn (O) sao cho CA<CB. Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng OB, đường thẳng vuông góc với AB tại H cắt dây CB và tia AC lần lượt tại DE.

a) Chứng minh rằng bốn điểm A,C,D,H cùng thuộc một đường tròn.

b) Gọi I là trung điểm DE. Chứng minh rằng IC là tiếp tuyến của nửa đường tròn (O).

c) Chứng minh rằng AC.AE=3R2.


Câu 2

Bài I:

Phương pháp:

1) Vận dụng hằng đẳng thức A2=|A|={AkhiA0AkhiA<0

2) a) Vận dụng hằng đẳng thức A2B2=(AB)(A+B) xác định mẫu thức chung, cụ thể: x4=(x2)(x+2)

Quy đồng các phân thức, thực hiện các phép toán để rút gọn biểu thức B.

b) Yêu cầu đề bài B<1B1<0

Xác định mẫu thức chung, quy đồng các phân thức, rút gọn biểu thức B1.

Chia hai trường hợp để giải bất phương trình B1<0, cụ thể:

+ Trường hợp 1: Tử số >0; Mẫu số <0

+ Trường hợp 2: Tử số <0; Mẫu số >0.

Trong các trường hợp đặc biệt, nếu xác định được dấu của tử số thì ta chỉ cần giải bất phương trình của mẫu số và ngược lại.

Giải các bất phương trình, đối chiếu điều kiện và đưa ra kết luận.

Cách giải:

1) Ta có:

A=(2+3)23A=|2+3|3

A=2+33 (do 2+3>0)

A=2.

2) B=1x+2+1x2+xx4 với x0x4

a) ĐKXĐ: x0, x4. Ta có:

B=1x+2+1x2+xx4B=x2x4+x+2x4+xx4B=x2+x+2+xx4B=x+2xx4B=x(x+2)(x2)(x+2)B=xx2

Vậy với x0, x4 thì B=xx2.

b) Ta có:

B<1xx2<1xx21<0

xx2x2x2<0x(x2)x2<0

2x2<0x2<0 (do 2>0)

x<2x<22x<4.

Kết hợp với ĐKXĐ ta có 0x<4 thì B<1.

Bài II:

Phương pháp:

1) a) Phương trình bậc hai một ẩn nhẩm nghiệm nhanh bằng công thức a+b+c=0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt x1=1;x2=ca (với a0)

b) Vận dụng phương pháp cộng đại số xác định nghiệm của hệ phương trình ban đầu.

c) Nhận thấy, phương trình cần giải là phương trình trùng phương nên ta đặt x2=t (t0)(*) khi đó phương trình ban đầu quy về phương trình bậc hai ẩn là t

Giải phương trình bậc hai ẩn t đối chiếu điều kiện để xác định t

Thay x2=t để giải tìm nghiệm x của phương trình ban đầu và kết luận tập nghiệm của phương trình.

2) Giả sử phương trình đường thẳng (d)y=ax+b

(d) có hệ số góc là 2  nên ta xác định được hệ số a

(d) đi qua điểm M(1;3) nên ta xác định được hệ số b

Từ đó kết luận được phương trình đường thẳng (d)

Cách giải:

a) x23x+2=0

Ta có a+b+c=13+2=0 nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt [x1=1x2=ca=2.

Vậy phương tình đã cho có tập nghiệm S={1;2}.

b) {2x+y=53xy=5

Ta có:

    {2x+y=53xy=5{(2x+y)+(3xy)=5+53xy=5

{5x=10y=3x5{x=2y=3.25{x=2y=1

Vậy nghiệm của hệ phương trình là (x;y)=(2;1).

c)x48x29=0  (1)

Đặt x2=t (t0)(*) phương trình (1) trở thành: t28t9=0   (2).

Ta có ab+c=1(8)9=0 nên phương trình (2) có 2 nghiệm phân biệt: [t1=1(ktm)t2=ca=9(tm)

Với t=9x2=9[x=3x=3.

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S={3;3}.

2) Giả sử phương trình đường thẳng (d)y=ax+b

(d) có hệ số góc là 2 nên ta có a=2.

(d) đi qua điểm M(1;3) nên ta có: 3=a.(1)+ba+b=3 (*).

Thay a=2 vào (*) ta có 2+b=3b=5.

Vậy đường thẳng (d) cần tìm có phương trình là y=2x+5.

Bài III:

Phương pháp:

a) Lập bảng giá trị xác định các điểm mà Parabol (P) đi qua từ đó vẽ được đồ thị hàm số (P).

b) Gọi điểm có tung độ gấp hai lần hoành độ là A(m;2m)(m0).

A(P) nên thay tọa độ điểm A và phường trình parabol (P) để xác định tham số m, đốii chiếu điều kiện và kết luận.

Cách giải:

a) Parabol (P):y=2x2 có bề lõm hướng lên và nhận Oy làm trục đối xứng.

Ta có bảng giá trị sau:

x

2

1

0

1

2

y=2x2

8

2

0

2

8

Parabol (P):y=2x2 đi qua các điểm (2;8), (1;2), (0;0), (1;2), (2;8).

Đồ thị Parabol (P):y=2x2:

 

b) Gọi điểm có tung độ gấp hai lần hoành độ là A(m;2m)(m0).

A(P) nên ta có: 2m=2.m22m22m=02m(m1)=0m=1 (do m0).

Vậy điểm thỏa mãn yêu cầu bài toán là A(1;2).

Bài IV:

Phương pháp:

Giải bài toán bằng cách lập phương trình, cụ thể:

Gọi vận tốc xe tải là x(km/h)(x>0), tính được thời gian xe tải đi hết quãng đường.

Gọi vận tốc của ô tô là x+5(km/h), tính được thời gian ô tô đi hết quãng đường

Từ giả thiết thời gian xe ô tô đến B sớm hơn so với xe tải là 20 phút nên lập được phương trình, giải phương trình, đối chiếu điều kiện và kết luận.

Chú ý: các đại lượng giải toán phải cùng đơn vị đo lường.

Cách giải:

Gọi vận tốc xe tải là x(km/h)(x>0)

Thời gian xe tải đi hết quãng đường AB150x(h)

Vận tốc của ô tô là x+5(km/h)

 Thời gian ô tô đi hết quãng đường AB150x+5(h)

Do thời gian xe ô tô đến B sớm hơn so với xe tải là 20 phút =13h nên ta có phương trình:

150x150x+5=13150.3.(x+5)150.3.x=x(x+5)450x+2250450x=x2+5xx2+5x2250=0

Ta có: Δ=524.1.(2250)=9025=952>0 nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt

[x=5+952=45(tm)x=5952=50(ktm)

Vậy vận tốc xe tải là 45km/h.

Bài V:

Phương pháp:

1) Áp dụng định lý Py-ta-go trong tam giác vuông ABC vuông tại A, tính được độ dài cạnh BC

Vận dụng tỉ số lượng của góc nhọn trong tam giác vuông, tính được tanC.

2) a) Vận dụng dấu hiệu nhận biết của tứ giác nội tiếp, chứng minh tứ giác ACHD nội tiếp (vì có tổng hai góc đối bằng 1800)

Suy ra A,C,D,H cùng thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh ICD=HDBDCO=OBDICO=ICD+DCO=HDB+OBD=900

nên ta có điều phải chứng minh.

c) Chứng minh ΔAHEΔACB(g.g) suy ra AC.AE=AB.AH=2R.AH

Cách giải:

1) Áp dụng định lý Py-ta-go trong tam giác vuông ABC vuông tại A ta có:

BC2=AC2+AB2=42+32=25BC=25=5cm

tanC=ABAC=34.

Vậy BC=5cmtanC=34.

2)

 

a) Ta có HDAB tại H(gt) nên DHA=900

Mà C thuộc nửa đường tròn nên ACB=900 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

DHA+ACB=1800ACHD nội tiếp đường tròn đường kính AD (dhnb).

Vậy A,C,D,H cùng thuộc một đường tròn. (đpcm)

b) Ta có ECD=900 (Bù góc ACB=900) nên ΔECD là tam giác vuông tại C.

DE là cạnh huyền của tam giác vuông ECDI là trung điểm của DE nên IC=ID=IE=12DE (trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền).

ΔICD cân tại I ICD=IDC=HDB (đối đỉnh)      (1)

Mặt khác, ΔOBC cân tại O(OB=OC) DCO=OBD  (2)

Từ (1) và (2) suy ra ICO=ICD+DCO=HDB+OBD

OBD+HDB=900 (do tam giác HBD vuông tại H) ICO=900 hay ICOC.

Vậy IC là tiếp tuyến của nửa đường tròn (O).

c) Xét tam giác ΔAHEΔACB ta có:

EAB chung;

ACB=AHE=900;

ΔAHEΔACB(g.g) AHAC=AEAB (hai cạnh tương ứng)

AC.AE=AB.AH=2R.AH (do AB=2R)

Mặt khác, ta có H là trung điểm của OB(gt) nên  HO=12OB=12RAH=AO+OH=R+12R=32R.

Vậy AC.AE=2R.32R=3R2  (đpcm).

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

We using AI and power community to slove your question

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"