Giải bài 14 trang 100 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 1

2024-09-14 18:53:17

Đề bài

Cho đường tròn (O; R) và một điểm M bên trong đường tròn đó. Qua M kẻ hai dây cung AB và CD vuông góc với nhau (D thuộc cung nhỏ AB). Vẽ đường kính DE. Chứng minh:

a) MA.MB = MC.MD.

b) Tứ giác ABEC là hình thang cân.

c) Tổng MA2 + MB2 + MC2 + MD2 có giá trị không đổi khi M thay đổi vị trí trong đường tròn (O).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào: Hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

Chứng minh ABEC là hình thang. Sau đó chứng minh EBA^=CAB^ để ABEC là hình thang cân.

Chứng minh tổng MA2 + MB2 + MC2 + MD2 theo R.

Lời giải chi tiết

a) Xét ΔMAC và ΔMDB, ta có AMC^=DMB^=90o,ACM^=DMB^(12sđAD).

Do đó ΔMAC ΔMDB, suy ra MAMD=MCMB hay MA.MB = MC.MD.

b) Vì DE là đường kính nên ta có CECD.

ABCD nên AB // CE, suy ra ABEC là hình thang.

Ta có EBA^+MBD^=90o;CAB^+ACM^=90o;ACM^=DMB^, suy ra EBA^=CAB^. Vậy ABEC là hình thang cân.

c) Ta có AC = BE (vì ABEC là hình thang cân) và ΔDBEvuông tại B, nên ta có

MA2 + MB2 + MC2 + MD2 = AC2 + BD2 = BE2 + BD2 = ED2 = 4R2.

Vậy tổng MA2 + MB2 + MC2 + MD2 có giá trị không đổi.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"