Số thích hợp điền vào chỗ chấm 5 dm2 12 mm2 = ……. mm2 là:
- A 50 120
- B 512
- C 5 012
- D 50 012
Đáp án : D
Áp dụng cách đổi: 1 dm2 = 10 000 mm2
5 dm2 12 mm2 = 50 000 mm2 + 12 mm2 = 50 012 mm2
Đáp án D.
Đã tô màu \(\frac{4}{7}\) hình nào dưới đây?
- A
Hình 1
- B Hình 2
- C Hình 3
- D Hình 4
Đáp án : C
Phân số chỉ số phần đã tô màu có tử số là số phần đã tô màu, mẫu số là số phần bằng nhau.
Đã tô màu \(\frac{4}{7}\) Hình 3.
Đáp án C.
Bác An có một mảnh vườn, bác sử dụng \(\frac{2}{7}\) diện tích để trồng rau, \(\frac{9}{{14}}\) diện tích đào ao, diện tích còn lại để làm lối đi. Hỏi bác An đã dành bao nhiêu phần diện tích mảnh vườn để làm lối đi?
- A \(\frac{1}{{14}}\) diện tích
- B \(\frac{3}{{14}}\) diện tích
- C \(\frac{{13}}{{14}}\) diện tích
- D \(\frac{5}{{14}}\) diện tích
Đáp án : A
- Tìm số phần diện tích để trồng rau và đào ao
- Số phần diện tích làm lối đi = 1 – tổng số phần diện tích để trồng rau và đào ao
Số phần diện tích để trồng rau và đào ao là:
\(\frac{2}{7} + \frac{9}{{14}} = \frac{{13}}{{14}}\) (diện tích)
Số phần diện tích mảnh vườn để làm lối đi là:
\(1 - \frac{{13}}{{14}} = \frac{1}{{14}}\) (diện tích)
Đáp án A.
Phân số thích hợp điền vào chỗ trống \(\frac{{7 \times 5 \times 11 \times 3}}{{11 \times 5 \times 9 \times 7}} = \frac{{......}}{{......}}\) là:
- A \(\frac{1}{2}\)
- B \(\frac{7}{{11}}\)
- C \(\frac{5}{7}\)
- D \(\frac{1}{3}\)
Đáp án : D
Chia nhẩm tích ở tử số và mẫu số cho các thừa số chung.
\(\frac{{7 \times 5 \times 11 \times 3}}{{11 \times 5 \times 9 \times 7}} = \frac{3}{9} = \frac{1}{3}\)
Đáp án D.
Hình vẽ dưới đây có số hình bình hành là:
- A 6 hình
- B 9 hình
- C 8 hình
- D 10 hình
Đáp án : B
Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Hình vẽ bên có 9 hình bình hành.
Đáp án B.
Giá trị của ? là: 13 x ? + 12 872 = 20 256
- A 7 384
- B 568
- C 558
- D 7 382
Đáp án : B
Dựa vào cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
13 x ? + 12 872 = 20 256
13 x ? = 20 256 - 12 872
13 x ? = 7 384
? = 7 384 : 13
? = 568
Vậy giá trị của ? là 568
Đáp án B.
Đặt tính rồi tính
a) 31 659 x 17
b) 115 669 : 37
- Đặt tính
- Với phép phép nhân: Thực hiện lần lượt từ phải sang trái
- Với phép chia: Chia lần lượt từ trái sang phải
Tìm giá trị của ? biết rằng:
a) ? - \(\frac{5}{{14}} = \frac{3}{7}\)
b) \(\frac{2}{{11}}\) x ? \( = \frac{4}{5}\)
Dựa vào cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
a) ? - \(\frac{5}{{14}} = \frac{3}{7}\)
? = \(\frac{3}{7} + \frac{5}{{14}}\)
? = \(\frac{{11}}{{14}}\)
b) \(\frac{2}{{11}}\) x ? \( = \frac{4}{5}\)
? = \(\frac{4}{5}:\frac{2}{{11}}\)
? = \(\frac{4}{5} \times \frac{{11}}{2}\)=\(\frac{{22}}{5}\)
Một cửa hàng bán gạo, tháng đầu tiên bán được \(\frac{3}{7}\) số gạo, tháng thứ hai bán được \(\frac{1}{3}\) số gạo. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu phần tổng số gạo?
Số phần vải cửa hàng còn lại so với tổng số vải = Tổng số phần vải cửa hàng có – Số phần vải cửa hàng bán được ngày đầu - Số phần vải cửa hàng bán được ngày thứ hai.
Cửa hàng còn lại số phần so với tổng số vải là:
\(1 - \frac{3}{7} - \frac{1}{3} = \frac{5}{{21}}\) (tổng số vải)
Đáp số: \(\frac{5}{{21}}\) tổng số vải
Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi là 364 m chiều dài hơn chiều rộng 202 m
a) Tính diện tích thửa ruộng đó
b) Biết rằng cứ 1m2 ruộng thu hoạch được \(\frac{11}{3}\) kg thóc hỏi trên thửa rộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc?
a) Chiều dài thửa ruộng = (Nửa chu vi + Hiệu chiều dài và chiều rộng) : 2
Chiều rộng thửa ruộng = Nửa chu vi – Chiều dài thửa ruộng
Diện tích thửa ruộng = Chiều dài thửa ruộng x Chiều dài thửa ruộng
b) Số ki-lô-gam thóc người ta thu hoạch được trên thửa rộng đó = Diện tích thửa ruộng x \(\frac{11}{3}\)
a) Chiều dài thửa ruộng là:
(364 + 202) : 2 = 283 (m)
Chiều rộng thửa ruộng là:
364 – 283 = 81 (m)
Diện tích thửa ruộng là:
283 x 81 = 22 923 (m2)
b) Người ta thu hoạch được số ki-lô-gam thóc trên thửa rộng đó là:
22 923 x \(\frac{11}{3}\) = 84 051 (kg)
Đáp số: a) 22 923 m2
b) 84 051 kg
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 87 x 16 293 – 87 x 6 293
b) \(\frac{9}{{14}} \times \frac{3}{7} + \frac{3}{7} \times \frac{5}{{14}} - \frac{2}{7}\)
Áp dụng công thức:
a x b – a x c = a x (b – c)
a x b + a x c = a x (b + c)
a) 87 x 16 293 – 87 x 6 293
= 87 x (16 293 – 6 293)
= 87 x 10 000
= 870 000
b) \(\begin{array}{l}\frac{9}{{14}} \times \frac{3}{7} + \frac{3}{7} \times \frac{5}{{14}} - \frac{2}{7}\\\end{array}\)
\(\begin{array}{l}= \frac{3}{7} \times \left( {\frac{9}{{14}} + \frac{5}{{14}}} \right) - \frac{2}{7}\\ = \frac{3}{7} \times 1 - \frac{2}{7}\\ = \frac{1}{7}\end{array}\)